• Kênh bán hàng:
Bàn Về Đạo Hiếu Trong Văn Hóa Của Người Việt
18/01/2025

 

“Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Nguồn: Ca dao tục ngữ Việt Nam

Gia đình là cơ sở của xã hội Việt Nam. Sức mạnh của gia đình là nằm ở chữ Hiếu. Vì thế, người Việt Nam luôn coi trọng và tiếp thu chữ hiếu trong giáo dục nhân cách cho con người; coi đạo hiếu là đường hướng và phương châm ứng xử nhân văn của thế hệ hôm nay với thế hệ đi trước. Biểu hiện rõ nét nhất là trong phong tục thờ cúng tổ tiên ở nước ta, được duy trì từ đời này sang đời khác, trở thành đạo lý, truyền thống thấm sâu vào tiềm thức mỗi người Việt. 

Chữ hiếu - Nền tảng của đạo làm con

Từ trong quá khứ và cho đến hiện tại, Hiếu đã trở thành một truyền thống hiếu đạo, tạo nên những giá trị văn hoá đặc trưng, sâu sắc cho gia đình Việt Nam.

Xét gia đình ở khía cạnh là một tổ chức tâm lý - tình cảm thì Hiếu được hiểu là một tình cảm yêu thương có tính bản nhiên của mỗi con người được nuôi dưỡng trong suốt quá trình “thai giáo” của người mẹ, cho đến lúc sinh ra và khi trưởng thành tình cảm ấy được nuôi dưỡng, nảy nở được quy thành một giá trị đạo đức kết nối mật thiết mối quan hệ gia đình. Chính sự ràng buộc có tính tự nhiên xuất phát từ tình yêu thương ban đầu ấy, Hiếu với bước phát triển tiếp theo, được những người sáng lập ra Nho giáo sớm tổng kết, quy định, nâng lên thành một phạm trù đạo đức và từ phạm trù ấy trở thành một chuẩn mực xây dựng nền tảng đạo đức gia đình mở rộng ra đến xã hội, trở thành sức mạnh để xây dựng xã hội-xây dựng cái “nhà” lớn. Chính vì vậy, chữ Hiếu được coi là Đạo làm người - có nghĩa là con đường, là đạo lý, là cái lẽ nhất định ai cũng phải noi đấy mà theo, Đạo Hiếu.

Gia đình quây quần bên nhau, con cháu dâu rể tặng quà báo hiếu ông bà (Sưu tầm)

Truyền thống hiếu đạo trở thành nền tảng, cơ sở của hoạt động tâm linh - Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc. Gia đình, gia tộc, và vấn đề “dương danh hiển gia” được đề cao. Thờ cúng tổ tiên không giống như đạo thờ các thần linh. Thờ cúng tổ tiên chỉ căn cứ ở lòng biết ơn và kính trọng những người đã sinh thành ra mình, nuôi nấng, dạy dỗ mình. 

Thờ cúng tổ tiên của người Việt là tỏ lòng lòng biết ơn và kính trọng (Sưu tầm)

Người dân Việt Nam đều dành trong nhà mình một phòng đặc biệt, đặt ở chỗ tốt nhất, ở đó có bàn thờ tổ. Trong các gia đình bề thế, nơi thờ đó chiếm cả một tòa nhà giữa, trang hoàng và bày biện phong phú. Cuối sâu trong gian phòng trung tâm có một chiếc ngai chạm trổ, sơn son thếp vàng, trên đó đặt các bài vị ghi tên, chức tước của người đã khuất, cũng như thứ bậc của người đó trong gia đình. 

Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà, quả... Những ngày giỗ, Tết, con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.

Mâm cúng bàn thờ: Hiếu nghĩa là biết cách lựa chọn lễ vật đủ thành kính và tinh tế 

Mâm cúng mặn là một phần không thể thiếu trong nghi lễ truyền thống của người Việt (Sưu tầm)

Thờ cúng tổ tiên không chỉ là nghi thức, mà còn là tấm lòng thành kính sâu sắc của con cháu đối với nguồn cội. Mỗi lễ vật dâng lên bàn thờ đều chứa đựng những tâm tình, nguyện ước cầu siêu thoát, an ổn, mồ mả cho tổ tông và cầu sức khỏe, bình an, hạnh phúc cho gia đình. Và trong muôn vàn lễ vật ấy, trà từ lâu đã được xem là một trong những món quà tinh tế và ý nghĩa. Khi dâng trà lên ban thờ, người ta không chỉ muốn thể hiện lòng thành kính mà còn mong muốn mang đến không gian thanh tịnh, thư thái cho không gian thờ cúng.

Hãy để hương thơm của trà Tinh Túy Việt lan tỏa khắp không gian, mang đến sự ấm áp và bình yên cho gia đình, đồng thời gửi gắm những lời cầu nguyện tốt đẹp nhất đến với tổ tiên.